Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Thường xuyên bị chuột rút, phải làm sao?

Thứ tư, 12-02-2020 16:02 PM

Chắc hẳn bất kỳ ai cũng có ít nhất một lần trong đời bị chuột rút. Nhưng bạn có biết tại sao mình lại bị chuột rút không? Những người thường xuyên bị chuột rút có sao không? Khi gặp tình trạng này phải xử trí ra sao? Đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời.

 

  1. Chuột rút là gì?

Chuột rút là những cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.

Chuột rút thường xảy ra ở bắp chân. Chuột rút bắp chân thường xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi, phổ biến nhất vào ban đêm khi ở trên giường và thường được gọi là chuột rút ban đêm. Chuột rút có thể làm bạn thức giấc và trở thành một điều cực kỳ khó chịu khi giấc ngủ thường xuyên bị quấy rầy.

 

Tình trạng chuột rút bắp chân

Hình ảnh: Chuột rút bắp chân

 

  1. Tại sao lại bị chuột rút?

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn bị chuột rút. Một trong số đó là:

  • Hoạt động thể lực quá sức, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng (chơi thể thao, lao động nặng...).

Vào ban ngày nếu như bạn vận động quá sức sẽ khiến cho cơ bắp bị mỏi hoặc chấn thương. Khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, khi tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì sẽ dẫn đến việc chân bị chuột rút.

Luyện tập khi thời tiết nắng nóng lâu mà không kịp bổ sung nước hoặc đổ mồ hôi khi vận động, cơ thể bị mất quá nhiều nước và chất điện giải. Một tình trạng khác là do bình thường ít uống nước, cơ thể thiếu nước nên ban đêm sẽ bị chuột rút. Ngoài ra, thường xuyên uống trà lợi tiểu, cà phê cũng sẽ khiến cơ thể thiếu nước, mất cân bằng chất điện giải.

  • Do mỏi cơ

Ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài với một tư thế cố định, không thay đổi cũng gây ra chuột rút, đặc biệt là ở người lớn tuổi khi nghỉ ngơi, tuy nhiên cũng có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ em. Bị chuột rút nguyên nhân là do ban ngày lao động nặng nhọc, đứng lâu trên nền cứng, khiến các cơ bắp bị mệt mỏi, hoặc cơ bắp không hoạt động nhiều, căng thẳng sẽ gây ra hiện tượng chuột rút ban đêm.

  • Tâm trạng căng thẳng, lo lắng

Tâm trạng căng thẳng quá mức cũng có thể sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút, nó có thể khiến cho hormon trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao.

  • Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai có tỉ lệ bị chuột rút cao, nguyên nhân là do tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải, sức nặng của thai nhi khiến tuần hoàn máu ở chân kém.

Bên cạnh đó, hormone của phụ nữ sẽ thay đổi trong thời kỳ mang thai và cần khá nhiều canxi, bổ sung không đủ dinh dưỡng sẽ đến đến hạ canxi trong máu. Các nguyên nhân này đều có thể khiến bạn bị chuột rút. Tuy nhiên, chuột rút ở phụ nữ trong khi mang thai có thể sẽ tự khỏi sau khi đã sinh em bé.

  • Do thiếu canxi, magie, kali

Hàm lượng canxi và magie trong máu thấp làm tăng hoạt động của các mô thần kinh và các cơ cũng có thể gây chuột rút. Thiếu hụt canxi trong máu gây co thắt cơ bắp tay, cơ cổ tay. Thiếu hụt canxi và magie thường gặp ở người lớn tuổi và phụ nữ mang thai.

  • Mắc một số bệnh lý

Chuột rút có thể xảy ra ở những người mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp trạng, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật (hay ra mồ hôi và ra liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm)…

  • Sử dụng một số loại thuốc

Chuột rút cũng có thể xảy ra ở những người bệnh đang dùng một số thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc điều trị cholesterol máu cao, insulin điều trị đái tháo đường, một số thuốc ngừa thai, thuốc điều trị hen suyễn (loại beta- agonist)…

 

  1. Thường xuyên bị chuột rút, có đáng lo ngại?

Nếu thường xuyên bị chuột rút về đêm, cần phải đi khám chuyên khoa. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo của một loại bệnh lý mà rất ít người biết. Trong đó, có đến 70% các trường hợp xuất phát từ căn bệnh suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân.

Cơ chế hoạt động của căn bệnh này là sự tắc nghẽn dòng máu sâu bên trong tĩnh mạch khiến cho các chất chuyển hóa tích tụ dưới da, các cơ dễ dàng rơi vào trạng thái kích thích, sinh ra hiện tượng co cơ, chuột rút. Ngoài ra, suy tĩnh mạch cũng gây ra chứng phù nề chi dưới, được xếp vào nguyên nhân bị chuột rút khi đang ngủ.

 

  1. Xử trí khi bị chuột rút

  • Để khắc phục chứng chuột rút bạn có thể thực hiện theo những cách dưới đây.
  • Ngay khi bị chuột rút, bạn có thể thực hiện biện pháp kéo căng sau:

Đứng thẳng, uốn cong chân ngay đầu gối và kéo chân ngược về phía bụng. Giữ mắt cá hoặc gót chân. Để cân bằng dựa vào tường hoặc ngồi trên ghế.

Nếu bị chuột rút cơ bắp chân, hãy đứng bằng chân, đưa chân bị chuột rút về phía trước, hơi cong đầu gối và ấn trọng lượng cơ thể lên chân bị chuột rút. Giữ yên trong 20 - 30 giây.

  • Massage vùng chân và cơ:

Có thể tự xoa bóp vào chỗ bị chuột rút để giảm căng cơ. Xoa bóp hay vuốt vùng cơ bị chuột rút, làm vùng da ấm lên, thao tác phải nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh vùng đau. Có thể sử dụng một con lăn massage hoặc bóng tennis.

Bạn cũng có thể day ấn vào huyệt Thừa sơn ở sau bụng bắp chân cả hai bên cùng lúc.

  • Đi bộ nhẹ nhàng bằng chân bị chuột rút.
  • Áp dụng các bài tập kéo căng cơ đối với đôi chân.
  • Chườm đá lạnh lên vùng bị chuột rút.
  • Tắm nước ấm để thư giãn cơ. Đặt một miếng đệm nóng trên cơ cũng có thể giúp thư giãn cơ hoặc sử dụng túi chườm đá. Luôn luôn để một miếng vải ngăn cách giữa da và túi chườm.Đồng thời bạn cũng có thể thực hiện một số biện pháp sau để phòng ngừa chuột rút
  • Để chuột rút không còn muốn nhòm ngó và làm phiền bạn, ngay từ bây giờ hãy tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây.
  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, khoảng từ 6 đến 8 cốc.
  • Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ.
  • Nên điều chỉnh hài hòa lượng kali thu nạp vào trong cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên và khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nên tạo thói quen tập thể dục cho đôi chân trước mỗi khi đi ngủ.
  • Khi bạn thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm trong khoảng thời gian dài:

Khi gặp tình trạng này, tốt nhất bạn hãy tới gặp bác sĩ để tìm cách điều trị. Có nhiều biện pháp để ứng phó với chứng chuột rút nhưng hiệu quả và thường dùng nhất đó là cách điều trị có sử dụng vitamin B12 và Gabapentin.

 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút. Khi tình trạng này kéo dài, bạn cần sớm đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, tìm ra nguyên nhân thật sự và hướng điều trị thích hợp. Đồng thời bạn cũng có thể tham khảo các biện pháp xử trí khi bị chuột rút được nêu ra trong bài viết.

 

>>> Xem thêm:

Tags: chuột rút
Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc