Theo một nghiên cứu mới được các nhà khoa học công bố trên JAMA Network Open, việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa liều thấp trong một số chẩn đoán hình ảnh như chụp CT cắt lớp có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở trẻ em.
-
Chụp CT cắt lớp là gì?
Chụp cắt lớp vi tính hay chụp CT cắt lớp là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang, phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp.
-
Mối liên quan giữa chụp CT cắt lớp với sự gia tăng tỷ lệ ung thư ở bệnh nhi.
Mối lo ngại về tác động gây ung thư của bức xạ phần lớn dựa trên dữ liệu trước đó từ những người sống sót sau các vụ nổ bom nguyên tử. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về tác động gây ung thư của bức xạ ion hóa được dùng trong chẩn đoán hình ảnh bằng bức xạ ion hóa trong vòng 2 năm trước khi có chẩn đoán ung thư.
Để kiểm chứng mối liên quan giữa bức xạ ion hóa liều thấp và việc phát triển ung thư ở trẻ, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu y tế quốc gia Hàn Quốc từ năm 2006 – 2015. Nghiên cứu giới hạn ở những người được chẩn đoán hình ảnh bằng bức xạ ion hóa trong vòng 2 năm trước khi có chẩn đoán ung thư.
Nghiên cứu của nhóm bao gồm dữ liệu của hơn 12 triệu bệnh nhân, 19 tuổi và trẻ hơn 52,5% bệnh nhân là nam giới. Đặc điểm của nhóm này là:
- 1,3 triệu đối tượng (10,6%) trải qua bằng bức xạ ion hóa liều thấp, đa phần là chụp CT
- 14% đối tượng đã phơi nhiễm nhiều lần
- 22.000 đối tượng (0.02%) được chẩn đoán ung thư mới, trong đó có 1.444 đối tượng được ghi nhận sau phơi nhiễm với bức xạ (0,1%).
Sau khi hiệu chỉnh tuổi và giới tính, nhóm phơi nhiễm có nguy cơ ung thư cao hơn nhóm không phơi nhiễm với nguy cơ tương đối là 1,64.
Ngoài ra, CT scan đặc biệt có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc ung thư. Và khi xem xét cụ thể về ung thư bạch huyết và tạo máu, tỷ lệ ung thư tổng thể tăng nhiều nhất đối với bệnh bạch cầu tủy và tủy. Tỷ lệ ung thư tổng thể tăng nhiều nhất đối với ung thư vú và tuyến giáp.
Số lần chụp nhiều hơn có liên quan đến nguy cơ ung thư cao và vùng chụp CT cũng liên quan đến loại ung thư mắc sau đó (ví dụ: nguy cơ ung thư não cao hơn ở nhóm bệnh nhân chụp CT đầu so với nhóm bệnh nhân phơi nhiễm chung).
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa chụp CT và nguy cơ ung thư, nghiên cứu có thể đánh giá thấp nguy cơ ung thư do thiếu dữ liệu dài hạn. Tuy nhiên nguy cơ ung thư chung vẫn rất thấp, do đó, nhân viên y tế có thể chỉ định chụp CT khi thật sự cần thiết. Không nên chụp CT thường xuyên nếu chỉ để đảm bảo chẩn đoán chắc chắn do có thể gây hại cho bệnh nhân dù chỉ với phần trăm rất thấp.
>>> Xem thêm: