Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ được đánh dấu kể từ thời gian kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ. Lúc này bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong cơ thể của mình trước và sau khi mãn kinh. Việc chuyển đổi này thường có ba phần: tiền mãn kinh, mãn kinh, và hậu mãn kinh.
Giai đoạn 1: thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ
Là giai đoạn kéo dài khoảng 2 đến 5 năm trước khi kinh nguyệt dừng hẳn, thời điểm này phụ nữ có 1 số những lưu ý như:
• Rối loạn kinh nguyệt dưới dạng chu kỳ kinh ngắn lại hay thưa ra, rong kinh, rong huyết , cường kinh.
• Xuất hiện hội chứng tiền mãn kinh: tăng cân, lo âu, căng thẳng, đau vú…
• Xét nghiệm nội tiết không có ý nghĩa vì thời kỳ này nội tiết đã trong tình trạng không ổn định.
Giai đoạn 2: Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ
Sau một năm (12 tháng) mà phụ nữ không có kinh nguyệt, là biết mình đã bước vào thời kỳ mãn kinh của phụ nữ.
Trong thời kỳ mãn kinh, do không còn chu kỳ kinh nguyệt, nên phụ nữ không còn khả năng mang thai. Vì vậy, phụ nữ mãn kinh có thể an tâm khi quan hệ. Tuy nhiên, thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố nữ Estrogen và Progesterone không còn, khiến các hội chứng mãn kinh ở phụ nữ nặng nề hơn.
Giai đoạn 3: Thời kỳ hậu mãn kinh ở phụ nữ (thời kỳ sau mãn kinh)
Thời kỳ hậu mãn kinh là thời gian kéo dài phần còn lại sau khi đã mãn kinh đến hết. Ở giai đoạn này lượng nội tiết tố Estrogen không còn nên phụ nữ có thể gặp phải một số vấn đề bệnh lý nặng hơn thời kỳ tiền mãn kinh và thời kỳ mãn kinh.
Phòng ngừa các rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh
Phương pháp phòng ngừa các rối loạn trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh:
• Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để có tinh thần thư thái, bình ổn.
• Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
• Ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng ( vì có chứa nội tiết tố estrogen tự nhiên).
• Axit béo có trong các loại quả, hạt, dầu cá...tốt cho những phụ nữ có làn da trở nên khô hoặc có dấu hiệu mỏi khớp. Các axit béo giúp tránh được tình trạng khô âm đạo và chứng nhiễm trùng đường tiểu, làm tăng thêm sự hưng phấn về mặt tinh thần và năng lượng sống cho cơ thể.
• Thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.
• Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư.
>>> Xem thêm: