Một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên hơn 500.000 trẻ em được công bố vào tháng 11 năm 2019 đã cho thấy kết quả béo phì làm tăng nguy cơ hen suyễn lên tới 29%.
Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 507.496 trẻ em trong độ tuổi từ 2 – 17 tuổi mà không mắc bệnh hen suyễn, những người này được theo dõi trung bình trong khoảng 4 năm.
Nguy cơ hen phế quản được khẳng định bởi phép đo dung tích phổi (spirometry-confirmed asthma). Những người được phân loại là thừa cân có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn 17% và những người được phân loại là béo phì có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn 26% so với trẻ có cân nặng khỏe mạnh.
Các nhà khoa học cho biết, trước đây có rất nhiều nghiên cứu khẳng định tình trạng béo phì có liên quan đến hen suyễn ở người lớn, tuy nhiên mối quan hệ giữa tình trạng béo phì và hen phế quản ở trẻ em chưa rõ ràng. Qua nghiên cứu này, chúng ta có thể khẳng định là béo phì làm gia tăng nguy cơ hen phế quản ở trẻ em. Do đó, việc giảm béo phì ở trẻ sẽ làm giảm đáng kể gánh nặng sức khỏe trẻ em do bệnh hen suyễn gây ra.
Các bậc phụ huynh hãy chú ý đến chỉ số cân nặng của con và cố gắng cùng trẻ kiểm soát tốt cân nặng. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp kiểm soát cân nặng của trẻ được các chuyên gia đưa ra sau đây:
- Xác định chỉ số khối BMI của trẻ
BMI= Cân nặng (kg)/ Chiều cao² (m²)
Đối với trẻ em và thiếu niên, BMI có chia theo tuổi và giới tính cụ thể và thường được gọi tắt là BMI theo tuổi.
Khác với cách phân loại BMI ở người lớn, ở trẻ em (từ 2-20 tuổi) trọng lượng và chiều cao thay đổi trong quá trình tăng trưởng và phát triển, cũng như mối quan hệ của chúng với mỡ cơ thể, chỉ số BMI của trẻ phải được hiểu là so sánh tương đối so với các trẻ khác cùng giới tính và tuổi tác.
Sau khi chỉ số BMI được tính cho một số lượng lớn trẻ em và thiếu niên, nó được thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ. Những phần trăm này biểu thị chỉ số BMI của trẻ em so với các trẻ em khác.
Các loại trạng thái cân nặng BMI cho tuổi và tỷ lệ phần trăm tương ứng dựa trên các khuyến nghị của ủy ban chuyên gia và được thể hiện trong bảng sau:
Tình trạng |
Khoảng phần trăm của BMI |
Thiếu cân Bình thường hoặc khỏe mạnh Thừa cân (Nguy cơ béo phì) Béo phì |
< 5% Từ 5% tới 85% Từ 85% tới 95% >95% |
Biểu đồ BMI của trẻ
- Mục tiêu kiểm soát cân nặng của trẻ
Đặc điểm khác biệt trong quản lý cân nặng của trẻ em, đó là mặc dù kiểm soát trọng lượng cho trẻ nhưng đây lại là công việc của người lớn. Việc quản lý và kiểm soát cân nặng cho trẻ có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực của các bậc cha mẹ. Bởi vì trẻ con chưa ý thức được nhiều trong vấn đề này và dinh dưỡng của trẻ phần nhiều do cha mẹ quyết định.
Những trường hợp béo phì (BMI ≥ 95th), giảm cân là việc cần thiết, nhưng không nên giảm quá 1,5kg mỗi tháng). Để đạt được điều đó, trẻ phải giảm khẩu phần ăn khoảng 300-450 Kcal/mỗi ngày và tăng hoạt động thể chất để tiêu tốn thêm 200-300 Kcal mỗi ngày so với hiện tại hay so với nhu cầu cơ thể.
- Cùng trẻ thực hiện lối sống lành mạnh
Để quản lý cân nặng cho trẻ, chế độ dinh dưỡng của trẻ là điều hết sức quan trọng mà mỗi bậc cha mẹ cần chú ý. Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, duy trì được cân nặng hoặc giảm cân phải không được ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ. Muốn vậy, mỗi phụ huynh phải nắm rõ được nhu cầu năng lượng cũng như nhu cầu vitamin và khoáng chất phù hợp với trẻ, đồng thời hãy cùng trẻ thực hiện lối sống lành mạnh.
- Hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: ăn đúng bữa; ăn đúng khẩu phần; nhai kỹ; tập trung trong bữa ăn; hạn chế tối đa việc ăn vặt của trẻ điều này sẽ dần giúp trẻ có được thói quen ăn uống đúng cách
- Trẻ thừa cân béo phì thường có xu hướng ăn nhiều và thích ăn, nên để quản lý cân nặng, bạn không nên trữ nhiều đồ ăn vặt năng lượng cao trong nhà, không nên cho tiền để bé tự đi ăn vặt. Việc đó làm cho quá trình kiểm soát khẩu phần ăn của trẻ rất khó.
- Không nên để trẻ vào trạng thái đói dữ dội hoặc trạng thái ăn quá no. Vì chúng là nguyên nhân gây tình trạng ăn quá nhiều ở trẻ, khiến trẻ dẫn tới thừa cân béo phì.
- Giảm tối đa thời gian xem truyền hình, sử dụng máy tính chơi game của trẻ và thay thế bằng các hoạt động thể chất nhất là các hoạt động ngoài trời.
>>> Xem thêm: