Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh gút nhất?

Thứ hai, 06-01-2020 11:11 AM

Bệnh gút có thể nói là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh thường gặp ở những người có thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Vậy có những đối tượng nào dễ mắc bệnh gút nhất? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

 

 

 

 

Bệnh gút là gì?

 

    Gút là một loại bệnh viêm khớp. Bệnh gút làm rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể làm tăng axit uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các khớp, thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu ngón chân cái.

 

   Axit uric là sản phẩm của quá trình phân hủy purin tự nhiên. Còn bản chất purin là một hợp chất hữu cơ có trong nhân của tế bào thực vật và động vật. Purin có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày.

 

   Lượng axit uric tăng cao sẽ lắng đọng ở khớp gây nên bệnh gút, lắng đọng ở tim gây bệnh tim mạch, còn lắng đọng ở thận thì gây ra sỏi thận, suy thận.

 

    Tuy nhiên, cũng có trường hợp lượng axit trong máu tăng cao là do sự đào thải thấp chứ không phải là bệnh gút.

 

  Trong các loại viêm khớp thì gút gây đau đớn nhất.

 

Những đối tượng dễ mắc bệnh gút nhất

 

  • Nam giới sau 40 tuổi

 

    Trong tổng số những người bị bệnh gút thì có đến hơn 80% là nam giới ở độ tuổi ngoài 40 trở đi. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng có thể do họ thường xuyên ăn nhiều đạm động vật đặc biệt là nội tạng động vật, lại lười tập luyện, uống rượu và hút thuốc thường xuyên nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều.

 

  • Nữ giới tuổi mãn kinh

 

    Mặc dù không nhiều như nam giới trung niên nhưng phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh gút do một loạt sự thay đổi trong cơ thể trong đó có cả rối loạn chuyển hóa axit uric. Cụ thể đó là việc suy giảm nghiêm trọng hormon estrogen, đây là hormon chính giúp thận bài tiết axit uric ra khỏi cơ thể, cộng thêm vào là việc ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều đồ ngọt hay thường xuyên dùng đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ cũng là tăng khả năng mắc gút.

 

  • Người thừa cân, béo phì

 

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người bị béo phì có khả năng mắc gút cao hơn gấp năm lần những người bình thường. Lý do là bởi cơ thể của những người này quá nhiều mỡ, khiến cho việc đào thải axit uric lâu hơn nhiều so với việc tích tụ chúng trong máu. Hơn nữa, những người béo lại thường rất thích ăn đồ ăn nhiều đạm và các món chiên xào vì vậy tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.

 

  • Người ăn uống thiếu khoa học

 

    Những người có thói quen ăn uống thiếu khoa học là những đối tượng dễ bị bệnh gút. Nam giới có thói quen nhậu nhẹt nhiều, uống bia rượu triền miên chính là nguyên nhân khiến bệnh gút gia tăng chóng mặt.

 

   Gút giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì cụ thể nhưng hãy thật cảnh giác, đừng để đến khi bệnh đã nặng thì vô cùng đau đớn và tốn kém thời gian, công sức cũng chẳng thể chữa khỏi.

 

   Cần có lối sống lành mạnh và khoa học để hạn chế mắc bệnh gút. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng dễ mắc bệnh gút hãy tích cực thay đổi thói quen sống và ăn uống của mình để cải thiện tình trạng bệnh gút.

 

  • Người có tiền sử gia đình có người bị bệnh gút

 

   Khoa học hiện đại đã đưa ra kết luận hiện có năm loại gen liên quan đến bệnh gút và hầu hết chúng đều có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có một người bị mắc gút, đặc biệt là ông bà, bố mẹ thì khả năng con sinh ra bị mắc bệnh là rất cao.

 

Biểu hiện của bệnh gút

 

  • Giai đoạn đầu

 

Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ axit uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là:

 

  • Ngón cái sưng đỏ và đau nhức.

  • Thường thì cơn đau sẽ đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng (ăn nhậu, tiệc tùng).

  • Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể.

 

    Sau đó các tinh thể muối urat gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp. Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1 đến 3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể Urat lắng đọng trong mô mềm).

 

  • Giai đoạn giữa

 

   Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, bạn sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gút với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.

 

  • Giai đoạn cuối

 

   Vào giai đoạn này, tình trạng bệnh đã tiến triển rất nặng, các triệu chứng gút bộc lộ rõ ràng. Hai triệu chứng gút tiêu biểu ở giai đoạn này là:

 

  • Xuất hiện các hạt tophi

 

   Khi nồng độ axit uric trong máu quá lớn, khiến chúng liên kết lại với nhau, tạo thành các hạt tophi. Những hạt tophi này sẽ xuất hiện dưới da tại các vị trí ngón tay, ngón chân, đầu gối, khuỷu tay hay ở vành tai.

 

Các hạt tophi này thường có màu vàng, kích cỡ khác nhau, gây sưng đỏ, nóng rát các vị trí mà chúng xuất hiện.

 

  • Suy giảm hoặc mất hẳn khả năng vận động

 

    Đến giai đoạn này, nếu không được điều trị một cách hợp lý, bệnh sẽ ngày càng phát triển nặng tại các vùng mô xung quanh khớp.

 

   Điều này làm tình trạng viêm nhiễm tại khớp thêm nặng nề, trở nên biến dạng, xương có thể phá hủy, khiến người bệnh đi lại khó khăn, thậm chí là tàn phế suốt cả cuộc đời.

 

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

 

   Ngoài việc phải đối mặt với các cơn đau gút với tần suất ngày càng nhiều và lâu hơn 

thì người mắc bệnh gút giai đoạn nặng còn có khả năng gặp phải một số các biến chứng sau:

 

  • Tàn phế khớp

 

   Hạt tophi cùng với thoái hóa khớp sẽ gây biến dạng khớp, cản trở hoạt động của khớp. Hạt tophi chèn ép mạch máu và thần kinh, gây các bệnh lý mạch máu và thần kinh ngoại biên. Đến lúc những hạt tophi này quá to lớn khiến phần da, phần cơ bao bọc chúng không chịu đựng được nữa thì chúng sẽ bị vỡ, rò rỉ muối urat khó liền vết thương và vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết.

 

   Sự nguy hại của hạt tophi không chỉ dừng lại ở việc phá hủy khớp, chúng còn có thể lắng đọng ở các cơ quan như thận, tim, mạch máu, màng não… Có thể nói tinh thể muối urat lắng đọng ở đâu là sẽ gây tổn thương ở đó.

 

  • Các bệnh về thận

 

    Trong số các cơ quan trong cơ thể, thận là cơ quan trực tiếp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự lắng đọng tinh thể muối urat. Theo thống kê của Bộ Y Tế, có từ 10 - 15% bệnh nhân gút mắc bệnh lý về thận, chủ yếu là viêm khe thận và viêm cầu thận. Nồng độ axit uric máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, lâu ngày sẽ gây ra các bệnh lý như viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống thận. Chính những tổn thương nhu mô thận, khiến thận bị ứ nước, suy giảm trầm trọng chức năng thận. Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút khiến thận bị ngộ độc, làm nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận. 

 

   Trên đây là bài viết tìm hiểu về những đối tượng dễ mắc bệnh gút nhất. Hy vọng rằng, bài viết này mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc