Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người bệnh gút cần kiêng gì và nên ăn gì? Cách kiểm soát bệnh tốt nhất dành cho bạn

Thứ tư, 03-02-2021 14:37 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Gút là bệnh lý bị ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn hàng ngày. Tình trạng bệnh có được cải thiện tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc người bệnh ăn uống như thế nào. Vậy, người bệnh gút cần kiêng gì và nên ăn gì? Mời bạn cùng đọc bài viết sau đây để tìm hiểu thêm!

 

Bệnh gút cần kiêng gì?

Người bệnh gút cần kiêng gì?

 

Lý giải mối quan hệ giữa bệnh gút với chế độ ăn uống

   Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa, liên quan đến việc tăng sản xuất và/hoặc giảm đào thải acid uric trong cơ thể, khiến nồng độ chất này tăng cao trong máu, từ đó gây hình thành tinh thể muối urat. Các muối này lắng đọng tại các khớp và gây cơn đau gút cấp, hình thành hạt tophi, lắng đọng tại thận gây sỏi thận, viêm viêm thận kẽ, đặc biệt là suy thận.

   Nguyên nhân chính làm tăng acid uric trong máu và gây ra bệnh gút là do chế độ ăn uống không khoa học. Việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu nhân purin, đồ uống chứa cồn... sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, cụ thể:

  • Các thực phẩm giàu nhân purin khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tạo thành acid uric, quá trình đó có vai trò quan trọng của enzym xanthin oxidase. Vì vậy, khi ăn thực phẩm càng giàu nhân purin thì khả năng làm tăng acid uric trong máu càng cao.
  • Với đồ uống chứa cồn như rượu, bia, chúng làm giảm khả năng đào thải acid uric ra ngoài qua đường nước tiểu, từ đó khiến nồng độ acid uric trong máu tăng vọt.  

   Do đó, nếu người bệnh gút không có chế độ ăn uống kiêng khem hợp lý thì nồng độ acid uric sẽ ngày càng tăng cao, gây bùng phát cơn gút cấp, đồng thời làm tăng nguy cơ gặp biến chứng của bệnh... Còn nếu ăn kiêng đúng cách kết hợp với các phương pháp điều trị hợp lý, bệnh nhân sẽ phòng ngừa được các cơn đau và không lo gặp biến chứng.

    Vậy, bệnh gút cần kiêng gì?

 

Người bệnh gút cần kiêng gì?

Người bệnh gút cần kiêng gì?

 

Bệnh gút cần kiêng gì?

    Người bệnh gút cần kiêng:

  • Đồ uống có cồn như rượu và bia. Trong đó, người bệnh cần đặc biệt kiêng bia vì nó vừa chứa nhiều nhân purin, vừa làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric ở thận. Với rượu vang, người bệnh có thể uống 1 ly nhỏ, không nên uống nhiều. 
  • Thịt đỏ: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…
  • Hải sản: Tôm, cua, mực, cá mòi, cá ngừ, cá cơm, cá trích…
  • Nội tạng động vật: Gan, thận, tim, lách,..
  • Các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn, gà lộn, cút lộn…
  • Một số rau củ có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng, măng tây, nấm…

 

Bia là loại đồ uống người bệnh gút cần kiêng tuyệt đối

 

    Với những bệnh nhân gút đang không kiểm soát tốt bệnh (chỉ số acid uric vẫn vượt ngưỡng an toàn, cơn đau tái phát liên tục hoặc đã có biến chứng trên thận) thì chế độ ăn sẽ trở nên ngặt nghèo hơn. Ngoài những thực phẩm kể trên, người bệnh cũng cần kiêng thêm: 

  • Đạm động vật nói chung: Thịt lợn, thịt vịt...; cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
  • Đạm thực vật: Các loại đậu hạt như: Đậu hà lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…
  • Hạn chế đồ uống như nước ngọt có ga vì chúng làm giảm bài tiết acid uric qua nước tiểu; ngoài ra nước uống ngọt nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Béo phì chính là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh gút.

    Khi kiểm soát tốt bệnh gút (acid uric về an toàn, không còn cơn đau) thì chế độ ăn uống sẽ không còn quá khắt khe như trước. Người bệnh có thể ăn thêm một số loại thực phẩm mà không lo cơn gút cấp tái phát.     

 

Người bệnh gút nên ăn những loại thực phẩm nào?

   Ngoài những thực phẩm cần kiêng và hạn chế kể trên, cũng có nhiều loại mà người bệnh gút nên ăn để góp phần kiểm soát bệnh tốt hơn như:

  • Thực phẩm có tính kiềm hóa để tăng cường trung hòa acid uric như: rau họ cải, rau cần tây, bí đao, kinh giới, húng quế, nghệ.
  • Uống nhiều nước để tăng cường đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.
  • Nên uống nước ép rau, củ, quả theo công thức gồm: Cần tây, dưa chuột, củ dền đỏ, cà rốt, gừng, táo (hoặc ổi). Loại nước ép này đã được chứng minh có tính kiềm hóa tốt, giúp người bệnh gút kiểm soát bệnh tốt hơn.
  • Bổ sung protein cho cơ thể từ những thực phẩm ít nhân purin, không hoặc rất ít làm tăng acid uric như:
  1. Sữa ít béo và sản phẩm từ sữa.
  2. Các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà bỏ da...).
  3. Đậu phụ: Nhiều người cho rằng người bệnh gút cần kiêng đậu phụ. Nhưng thực tế, loại thực phẩm này giàu protein và rất ít làm tăng acid uric, phù hợp để bổ sung dinh dưỡng lành mạnh cho bệnh nhân.

 

Một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt cho người bệnh gút

Người bệnh gút cũng cần nắm được một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt như sau:

  • Tránh căng thẳng, stress bởi căng thẳng cũng là 1 yếu tố gây kích hoạt cơn gút cấp.
  • Tránh va chạm mạnh ở khớp để phòng ngừa bùng phát cơn gút cấp.
  • Tăng cường tập thể dục, thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, tránh các môn gây va chạm mạnh như đá bóng.
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là giữ ấm khớp khi trời trở lạnh hoặc thay đổi thời tiết.

   Như đã trình bày ở trên, khi kiểm soát tốt bệnh gút, chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân sẽ trở nên thoải mái hơn, ăn được nhiều hơn mà không cần kiêng khem quá hà khắc như trước.

    Để hướng tới mục tiêu đó, trong thời gian đầu, bệnh nhân nên kết hợp với phương pháp giúp hạ acid uric và kiểm soát bệnh gút hiệu quả, đó là dùng sản phẩm BoniGut + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày.

 

Sản phẩm BoniGut + của Mỹ

Sản phẩm BoniGut + của Mỹ

 

BoniGut + - Biện pháp hoàn hảo giúp đẩy lùi bệnh gút hiệu quả

   BoniGut + được nghiên cứu và bào chế bởi các nhà khoa học Mỹ thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.

   Công thức toàn diện của BoniGut + được xây dựng từ sự kết hợp tinh tế các loại thảo dược thiên nhiên giúp tác động đến mọi khía cạnh của bệnh gút:

  • Quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn: Giúp giúp ức chế mạnh mẽ enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình hình thành acid uric, từ đó giúp giảm thiểu tối đa lượng acid uric được tạo thành. Không những vậy, tính kiềm của hạt cần tây còn giúp trung hòa acid uric trong máu, đồng thời lợi tiểu, tăng thải acid uric qua đường niệu.
  • Trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Các thảo dược này giúp lợi tiểu, đẩy mạnh tác dụng tăng đào thải acid uric qua thận.
  • Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Giúp chống viêm hiệu quả, từ đó giúp làm giảm tình trạng viêm đau khi có cơn gút cấp.

   Nhờ công thức ưu việt như trên, khi uống với liều 4-6 viên/ngày đủ liệu trình, BoniGut + giúp hạ acid uric trong máu về ngưỡng an toàn, giảm đau trong cơn gút cấp, ngăn chúng tái phát đồng thời giúp phòng ngừa các biến chứng trên thận, khớp hiệu quả.

   Hơn nữa, khi acid uric trong máu đã hạ về ngưỡng an toàn, bệnh nhân không còn đau nhức thì việc duy trì sử dụng BoniGut + đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt sự hà khắc trong chế độ ăn uống mà không lo cơn gút cấp tái phát.

 

BoniGut + được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều bệnh nhân tin dùng

   Trong chương trình “Cơ thể bạn nói gì” được chiếu trên VTV2, Thạc sỹ - Chuyên gia Y tế Nguyễn Thế Lương - Phó giám đốc Bệnh viện Thận Hà Nội đã có những chia sẻ về giải pháp giúp cải thiện chế độ ăn uống cho bệnh nhân gút mà không lo cơn đau tái phát.

 

Giải pháp giúp cải thiện chế độ ăn uống cho bệnh nhân gút mà không lo cơn đau tái phát

 

   Khi được hỏi về phương pháp cải thiện bệnh gút, Thạc sỹ Nguyễn Thế Lương đã đánh giá rất cao sản phẩm BoniGut +, khuyên người bệnh nên dùng đều đặn hàng ngày để hạ acid uric và có thể cải thiện chế độ ăn uống, tránh phải kiêng khem quá hà khắc. 

    Nhờ hiệu quả toàn diện, BoniGut + đã giúp hàng vạn người bệnh đẩy lui được bệnh gút. Lời chia sẻ của khách hàng sử dụng BoniGut + chính là minh chứng rõ ràng nhất cho những ai còn băn khoăn liệu “BoniGut  + có tốt không?”

    Chú Nguyễn Quốc Việt (sinh năm 1960, trú tại khu 4, xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, 0987845712 ), một bệnh nhân mắc bệnh gút hơn 20 năm đã có những chia sẻ về sản phẩm BoniGut +: “Uống BoniGut +, acid uric của tôi đã về 375 µmol/l. Tôi không còn đau nên cũng không phải dùng đến 1 viên colchicin nào nữa. Đặc biệt, bây giờ tôi đã ăn uống thoải mái hơn, thỉnh thoảng tôi ăn chút thịt bò, thịt gà thịt vịt, tôm cua ốc hến, thậm chí uống được cả rượu rồi”.

 

Chia sẻ của chú Nguyễn Quốc Việt

 

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết “Bệnh gút cần kiêng gì và nên ăn gì?”. Để đẩy lùi bệnh gút hiệu quả và giúp người bệnh thoải mái hơn trong chế độ ăn uống, BoniGut + chính là biện pháp hoàn hảo nhất. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc