Bệnh Gout là cơn ác mộng kéo dài của bất kỳ ai không may mắn mắc phải căn bệnh này. Sự đau đớn cùng cực do bệnh gút mang lại khiến nhiều người không khỏi lo lắng rằng liệu bệnh gút có nguy hiểm không, có gây tử vong không? Và làm cách nào để kiểm soát bệnh gút hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được lời giải đáp cần thiết. Đừng bỏ lỡ nhé!
Bệnh Gút là gì?
Bệnh gút là một dạng viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối natri urat tại khớp. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh gút, đặc biệt là nam giới ở độ tuổi 30-40 trở lên.
Bệnh gút thường gây ra những cơn đau khủng khiếp
Nguyên nhân gây bệnh Gút
Nguyên nhân gây bệnh gút gồm 2 nguyên nhân chính: nguyên phát (đa số trường hợp) và thứ phát.
Gút nguyên phát
- Yếu tố di truyền: con cái có tỷ lệ mắc bệnh Gout cao hơn bình thường 20% nếu bố mẹ mắc Gout.
Yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ bệnh gút
- Uống nhiều rượu bia: Uống bất kỳ loại rượu, bia nào cũng có thể gây ra cơn đau gút vì nó làm giảm khả năng lọc axit uric của thận, khiến chúng dễ tích tụ tại khớp gây đau đớn. Càng uống nhiều rượu thì nguy cơ mắc bệnh gút của bạn sẽ càng cao.
Uống nhiều rượu bia tăng nguy cơ gây bệnh gút
- Ăn thực phẩm có hàm lượng purin cao: Theo Theodore Field, MD, Giáo sư tại trường đại học y Weill Cornell, New York, sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm giàu purin, bao gồm: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản có vỏ khiến nồng độ axit uric máu tăng cao và gây ra cơn đau gút.
Ăn nhiều thực phẩm giàu purin tăng nguy cơ mắc bệnh gút
- Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì làm tăng gấp 4 lần khả năng mắc bệnh gút. Những người thừa cân, béo phì dễ bị tăng axit uric máu, và có các triệu chứng của bệnh gút.
Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh gút
Gút thứ phát
- Suy giảm chức năng thận: Hai bệnh thận thường gặp là thận đa nang và nhiễm độc chì gây tăng axit uric máu và gút. Tỷ lệ gút trong bệnh nhiễm độc chì vào khoảng 6-50%.
- Thuốc điều trị: thuốc lợi tiểu, thuốc chữa ung thư hay corticoid đều là nguyên nhân làm giảm mức lọc cầu thận, tăng tái hấp thu urat gây nên bệnh gút.
Triệu chứng của bệnh gút
Tùy vào từng giai đoạn mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau:
Giai đoạn cấp tính
Ở giai đoạn này, khi xét nghiệm máu người bệnh thường thấy nồng độ axit uric trong máu tăng cao đi kèm với các triệu chứng đau nhức ở khớp: ngón chân, cổ chân, đầu gối, khớp cổ tay và ngón tay sưng đỏ. Biểu hiện rõ rệt hơn khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh hay sau các cuộc liên hoan uống nhiều bia rượu và ăn các đồ hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật.
Bệnh gút gây sưng đau tại khớp
Giai đoạn mãn tính
Ở giai đoạn này, axit uric tích tụ ngày một nhiều lên. Tinh thể urat lắng đọng thành các hạt tophi ở khớp gây nên tình trạng viêm, sưng, đau đớn dữ dội. Những cơn gút sẽ xuất hiện nhiều hơn và triệu chứng đau dữ dội so với giai đoạn cấp tính.
Bệnh gút có nguy hiểm không?
Ngày nay, gút là bệnh lý xương khớp phổ biến do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Theo các chuyên gia, gút không phải là bệnh gây nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu điều trị sai bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể gây ra tử vong.
Dưới đây là những biến chứng thường gặp của bệnh gút:
Xuất hiện hạt tophi
Tophi là những khối tinh thể urate cứng dưới da và thường xuất hiện trong giai đoạn gút mạn tính. Vị trí thường gặp: ngón tay, bàn tay, bàn chân, vành tai…Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các hạt tophi sẽ ngày càng lớn dần, chèn ép hệ thần kinh và mạch máu, đôi khi còn bị vỡ, lở loét và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát sinh nhiều bệnh khác.
Giai đoạn gút mạn tính xuất hiện các hạt tophi
Các bệnh về thận
Theo thống kê của bộ y tế, 10-15% bệnh nhân gút mắc bệnh lý về thận. Nồng độ axit uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận.
Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút khiến thận bị ngộ độc, làm nguy cơ sỏi thận tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng, hậu quả là dẫn tới suy thận.
Bệnh gút gây biến chứng trên thận
Đột quỵ
Các tinh thể urat còn có thể lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây ra những tổn thương trong hệ mạch, làm giảm lưu thông máu, viêm màng trong và cơ tim, tích tụ ở mạch máu não. Những biến chứng này khi phát hiện được thì rất nguy hiểm và khó điều trị, nhiều trường hợp còn dẫn tới tử vong vì phát hiện ra biến chứng của bệnh gút quá trễ. Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh gút.
Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng bệnh gút hiệu quả nhất?
Bệnh gút không chỉ khiến người bệnh đau đớn tột cùng mà còn gây ra các biến chứng vô cùng khó lường. Để kiểm soát bệnh, người bị gút cần chú ý ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để bệnh được nhanh chóng đẩy lùi, tránh tái phát.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: hạn chế ăn thực phẩm giàu purin như (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật); kiêng thực phẩm chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả giàu vitamin C.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và chất kích thích
- Uống nhiều nước: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể đào thải acid uric tốt hơn, giúp giảm cơn đau gút. Tuy nhiên người bệnh gút lưu ý không nên uống nước ngọt, đồ uống có ga.
- Tập thể dục: hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động với các môn thể thao phù hợp với thể trạng. Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi các thói quen xấu như: thức khuya, nhịn tiểu và kiểm soát căng thẳng, mệt mỏi…
BoniGut - Kiểm soát bệnh gút, ngăn ngừa biến chứng
Theo các chuyên gia, bệnh gút là bệnh mạn tính, hiện nay chưa có thuốc nào chữa khỏi được. Các phương pháp kiểm soát bệnh gút chủ yếu tập trung vào 2 mục tiêu chính:
- Giảm đau chống viêm cho người bị gout trong các cơn đau gút cấp.
- Hạ axit uric máu để phòng ngừa các cơn gút tái phát.
Trước đây người bị bệnh gout thường sử dụng các thuốc tây để giảm đau khi gặp cơn gút cấp cũng như hạ axit uric trong máu để phòng ngừa tái phát. Tuy nhiên thuốc tây dùng lâu dài lại gây ra rất nhiều tác dụng không mong muốn trên gan, thận và đặc biệt là tiêu hóa. Hơn nữa việc dùng thuốc tây lâu cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc khiến tần suất các cơn tái phát dày hơn và nghiêm trọng hơn.
Nhận thấy các hạn chế này, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và sản xuất ra viên uống BoniGut được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên: quả anh đào đen, hạt cần tây, ngưu bàng tử, trạch tả, bạc bà…để khắc phục những nhược điểm mà thuốc tây đem lại. Cụ thể:
Công thức toàn diện của BoniGut
- Quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn: có tác dụng ức chế enzyme oxidase, từ đó ngăn chặn sự hình thành axit uric. Chiết xuất hạt cần tây còn có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải axit uric theo đường nước tiểu làm hạ axit uric máu. Ngoài ra hạt cần tây còn có tác dụng giảm sưng và đau các khớp.
- Trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Có tác dụng lợi tiểu, làm tăng đào thải acid uric trong máu qua đường niệu.
- Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Có tác dụng chống viêm theo nhiều cơ chế khác nhau, từ đó hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng viêm đau trong cơn gút cấp.
BoniGut được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, không chỉ đem lại hiệu quả mà còn rất an toàn và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.
Nguồn gốc xuất xứ của BoniGut
BoniGut là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ, là hàng chính hãng được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.
BoniGut được phân phối bởi Công ty Botania (1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất hiện nay). Năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội cùng với các cơ quan chức năng khác trao tặng:
BoniGut- giải tỏa nỗi lo cho người bệnh gút
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniGut đã giúp hàng vạn người Việt vượt qua nỗi đau do bệnh gút. Dưới đây là một số trường hợp các bạn có thể tham khảo:
Chú Nguyễn Văn Uyển (52 tuổi, ở thôn Tạ Thượng, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, điện thoại: 0389.356.868)
Chú Nguyễn Văn Uyển, 52 tuổi
" Năm 2015, tôi bắt đầu bị gút, bàn chân trái sưng to lên, đến nỗi tôi không xỏ được dép, đau đớn tới mức không nhấc chân lên được, đau đến chết đi sống lại. Bác sĩ có kê cho tôi colchicin và Diclofenac mà tháng nào tôi cũng bị đau lại, mỗi lần đau dù đã dùng thuốc tây đều nhưng cũng kéo dài phải 1 tuần liền mới hết. Sau đó xuất hiện các hạt tophi ở đầu gối trái, kích thước lên tới 3-4 phân vuông làm cho chuyện đi lại, sinh hoạt, làm việc của tôi trở lên khó khăn vô cùng”.
BoniGut đã giúp tôi vượt qua nỗi đau bệnh gút một cách nhẹ nhàng. Sau 3 tháng dùng, các cơn đau đã hoàn toàn biến mất, hạt tophi tồn đọng ở chân ngày càng bé đi. Bây giờ nó đã phẳng lỳ không còn nhìn thấy gì nữa. Tôi rất hài lòng và sẽ luôn tin dùng BoniGut".
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi ở 03 Trần Hưng Đạo, Tp pLeiku, Gia Lai, điện thoại: 0982.154.269
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi
Chú Đình chia sẻ: " Gần 10 năm bị gút, những nỗi đau gút đem lại khiến tôi chẳng thể nào quên được. Mắt cá chân bị đỏ ửng, sưng vù lên bằng quả trứng. Tôi nằm lê lết ở giường bước đi không nổi. Công việc của tôi chẳng thể bỏ được rượu bia nên cơn đau cứ càng lúc càng dày đặc hơn, có đợt 1 tháng bị lên cơn cấp 2-3 lần, lần nào cũng đau tới không muốn sống nữa. Dùng nhiều thuốc tây để giảm đau quá mà men gan của tôi lên mức rất cao, nếu tiếp tục dùng thuốc tây sẽ bị suy gan cấp.
May mắn có BoniGut, sau 1 tháng dùng tôi chỉ bị đau có 1 lần, mà không dữ dội như mọi lần. Tiếp tục dùng thêm 3 tháng là acid uric trở lại chỉ số rất tốt chỉ còn 340 µmol/l, và tôi không còn bị đau lại thêm lần nào nữa. Thật sự cảm ơn BoniGut rất nhiều".
Bài viết trên là câu trả lời đầy đủ nhất cho câu hỏi: “Bệnh gút có nguy hiểm không?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về căn bệnh này, mời quý bạn đọc nhấc máy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Bệnh Gout thường đau ở đâu? Các dấu hiệu nhận biết bệnh Gout
- Bệnh gút uống sữa được không? Người bệnh gút nên ăn gì và kiêng ăn những gì?