Acid uric là khái niệm vô cùng quen thuộc với người bệnh gút. Độ chính xác của chỉ số này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tình trạng bệnh của bạn. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra tất cả những vấn đề xung quanh việc xét nghiệm acid uric trong máu. Mời bạn đọc và tìm hiểu thêm.
Xét nghiệm acid uric trong máu
Chỉ số acid uric là gì?
Chỉ số acid uric được dùng để chỉ nồng độ của chất này có trong máu của con người, thường có đơn vị là micromol/L hoặc mg/dl.
Acid uric là sản phẩm của chuyển hóa nhân purin trong cơ thể chúng ta. Nhân purin có thể bắt nguồn từ tế bào cơ thể khi chúng chết đi hoặc từ nguồn thức ăn giàu nhân purin như hải sản, thịt đỏ, bia, phủ tạng động vật…
Ở nồng độ bình thường, acid uric sẽ hòa tan trong máu, được lọc tại thận và thải qua đường nước tiểu. Nhưng khi nồng độ acid uric trong máu quá cao, các tinh thể muối urat sẽ hình thành và lắng đọng tại các mô. Những nơi dễ lắng đọng muối urat đó là tại các khớp và thận. Ngoài ra, các muối này có thể lắng đọng và tích tụ tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
Nồng độ acid uric trong máu cao có mối liên hệ mật thiết với bệnh gút. Tuy nhiên, không phải chỉ số này tăng cao nghĩa là bạn đã bị gút. Và người bệnh gút không phải lúc nào cũng có chỉ số acid uric trong máu cao hơn so với ngưỡng an toàn.
Acid uric là gì?
Xét nghiệm acid uric không phải chỉ để chẩn đoán và theo dõi bệnh gút
Chắc hẳn có nhiều người không bị gút nhưng bác sĩ vẫn chỉ định kiểm tra nồng độ acid uric trong máu. Đó là do không phải chỉ người bệnh gút hoặc nghi ngờ mắc bệnh gút mới làm xét nghiệm acid uric. Cụ thể, việc đo chỉ số này được thực hiện với các mục đích:
- Chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị bệnh của những người bị gút.
- Theo dõi những bệnh nhân đang hóa trị hoặc xạ trị. Bởi nhân purin cũng có thể có nguồn gốc từ những tế bào chết đi trong quá trình xạ trị, hóa trị.
- Kiểm tra chức năng thận sau chấn thương.
- Tìm nguyên nhân của sỏi thận, chẩn đoán rối loạn chức năng thận.
Vì vậy, một người được chỉ định xét nghiệm acid uric nếu:
- Đang bị đau sưng khớp và nghi ngờ bị mình bị gút.
- Đã đang bị gút và trong quá trình điều trị bệnh.
- Đang hóa trị hoặc bắt đầu thực hiện hóa trị.
- Bị sỏi thận liên tục.
Với người bệnh gút, một trong những mục tiêu điều trị quan trọng, cần đạt được đó là đưa chỉ số acid uric trong máu về ngưỡng an toàn. Việc kiểm tra nồng độ acid uric trong máu định kỳ giúp họ đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị đang áp dụng, đồng thời có sự điều chỉnh thích hợp hơn.
Acid uric là một trong những chỉ số để chẩn đoán bệnh gút
Ý nghĩa của chỉ số acid uric trong máu với người bệnh gút
Khi có chỉ số acid uric trong máu cao nghĩa là chế độ ăn uống, phương pháp điều trị của bạn không phù hợp hoặc chức năng thận của bạn có vấn đề. Chỉ số acid uric bình thường ở phụ nữ là trong khoảng 1,5-6 mg/dl, với nam giới là từ 2.5-7.0mg/dl. Với người bệnh gút:
- Chỉ số acid uric <6mg/dl (<360µmol/l) là an toàn. Ở nồng độ này, các tinh thể muối urat sẽ không lắng đọng tại khớp, thận.
- Chỉ số acid uric trong khoảng 6-7 mg/dl (360 - 420µmol/l): Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như tê, ngứa, đỏ da và một số biểu hiện khác, tỷ lệ xuất hiện cơn gút cấp rất thấp.
- Chỉ số acid uric >7 mg/dl (> 420µmol/l): Ở nồng độ này, các tinh thể muối urat sẽ hình thành nhiều hơn, nguy cơ gặp cơn gút cấp tăng cao. Sự tích tụ muối urat tăng lên sẽ dần dần hình thành hạt tophi.
Chỉ số acid uric thấp <1,5 mg/dl rất ít gặp và không quá đáng lo ngại.
Acid uric tăng cao sẽ làm thúc đẩy quá trình hình thành tophi ở người bệnh gút
Tại sao acid uric trong máu thấp vẫn bị lên cơn gút cấp?
Nhiều trường hợp acid uric trong máu cao nhưng không có cơn gút cấp. Cũng có nhiều trường hợp dù chỉ số acid uric trong ngưỡng an toàn vẫn bị lên cơn gút cấp liên tục.
Đó là do việc xuất hiện cơn gút cấp hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Lượng muối urat đã tích tụ ít hay nhiều tại khớp, thời tiết, sự va chạm, căng thẳng stress, chế độ ăn uống, dùng thuốc hạ acid uric…
Nếu các khớp đã có quá nhiều các muối urat lắng đọng thì dù chỉ số acid uric an toàn, bạn vẫn sẽ có thể gặp những cơn gút cấp. Đặc biệt là khi bạn gặp những yếu tố gây khởi phát cơn gút cấp như trên.
Khi acid uric giảm về an toàn, mức độ, tần suất, nguy cơ xuất hiện cơn gút cấp sẽ thấp hơn so với khi chỉ số này vượt ngưỡng. Nếu bạn duy trì thường xuyên mức acid uric an toàn, cơn đau của bạn cũng sẽ giãn dần ra, số lần gặp ít đi, mỗi lần lên cơn gút cấp thì mức độ đau sẽ nhẹ nhàng hơn, cơn đau cũng qua nhanh hơn. Từ đó bạn sẽ ít phải dùng thuốc giảm đau tây y hơn.
Dùng thuốc hạ acid uric trong máu thời gian đầu có thể gây khởi khởi phát cơn gút cấp
Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm acid uric
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu những yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Từ đó, bạn sẽ hiểu hơn những lưu ý khi đi xét nghiệm acid uric. Các yếu tố sẽ khiến kết quả xét nghiệm acid uric của bạn bị sai lệch đó là:
- Rượu, bia và những đồ uống có cồn khác, đồ ăn giàu đạm (hải sản, thịt đỏ…). Vì vậy trước khi kiểm tra acid uric trong máu một vài ngày, tốt nhất bạn không nên ăn, uống những loại thực phẩm có thể làm tăng acid uric trong máu. Đồng thời, bạn nên nhịn ăn, uống trong ít nhất 4 giờ trước khi lấy máu làm xét nghiệm.
- Một số loại thuốc như aspirin và ibuprofen… Hãy nói với bác sĩ về tất cả loại thuốc mình đang uống.
Quy trình lấy máu kiểm tra chỉ số acid uric
Nếu bạn chưa đi kiểm tra acid uric bao giờ, việc hiểu rõ quy trình lấy máu kiểm tra acid uric là quan trọng.
Quy trình lấy máu xét nghiệm
- Máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch (thường lấy từ khuỷu tay).
- Máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để làm phân tích.
- Kết quả sẽ được cho dưới đơn vị mg/dl, µmol/l hoặc mmol/l.
Lấy máu xét nghiệm acid uric có rủi ro gì không?
Lấy máu xét nghiệm acid uric đúng quy trình sẽ rất an toàn. Bạn chỉ có thể gặp một số vấn đề như:
- Đau tại vị trí lấy máu.
- Máu lâu đông, gây chảy máu, tích tụ máu, bầm tím nhẹ ở vị trí lấy máu. Hiện tượng này rất hiếm gặp và không đáng lo ngại.
Như vậy, việc kiểm tra acid uric rất đơn giản, an toàn. Với việc kiểm tra chỉ số này định kỳ có ý nghĩa lớn trong quá trình kiểm soát bệnh gút thì bạn nên đi xét nghiệm định kỳ, ít nhất là 3 tháng một lần.
Máy đo acid uric tại nhà
Hiện nay, để thuận tiện cho người bệnh, có nhiều hãng máy đo chỉ số acid uric tại nhà. Nó có thể chỉ đo acid uric hoặc tích hợp 2 trong 1, giúp đo cả chỉ số đường huyết. Một số loại máy còn giúp đo thêm lượng cholesterol trong máu.
Mức giá trung bình sẽ dao động từ 500.000vnđ đến 1 triệu. Cũng có một số loại có mức giá cao hơn.
Tuy nhiên, độ chính xác của các loại máy này vẫn còn là tranh cãi. Kết quả có thể lệch nhẹ so với nồng độ acid uric thực tế. Ngoài ra, còn tùy loại, hãng sản xuất mà mức độ sai lệch có thể lớn hoặc nhỏ.
Vì vậy, nếu có điều kiện bạn có thể mua máy đo acid uric tại nhà. Nhưng định kỳ ít nhất 3 tháng một lần bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.
Ngoài chỉ số acid uric, người bệnh gút nên kiểm tra thêm các chỉ số nào?
Định kỳ, có thể bạn chỉ xét nghiệm acid uric trong máu. Nhưng nếu đã bỏ thời gian và công sức đi xét nghiệm, bạn nên kiểm tra thêm các chỉ số sau:
- Xét nghiệm Creatinin: Đây là chỉ số chính đánh giá chức năng thận. Với người bệnh gút, chức năng thận dễ bị suy giảm. Đồng thời chức năng của thận tốt có ý nghĩa quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh gút.
- Xét nghiệm mỡ máu: Cholesterol, triglycerid, HDL-choles, LDL-choles. Những người thừa cân, béo phì, mỡ máu cao cũng phần nào ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể, có liên quan đến bệnh gút. Ngoài ra, tinh thể muối urat có thể lắng đọng tại các mảng xơ vữa trong mạch máu, dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, kiểm tra và kiểm soát mỡ máu là điều cần thiết.
- Xét nghiệm men gan: Người bệnh gút thường xuyên phải dùng thuốc tây (thuốc giảm đau, thuốc hạ acid uric), và nhiều loại trong số đó gây độc cho gan. Không chỉ vậy, nhiều người dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc để trị bệnh, trong đó rất có thể sẽ trộn thuốc tây, thậm chí là chất cấm. Vì vậy, kiểm tra men gan thường xuyên giúp bạn phát hiện ra vấn đề sớm và có hướng giải quyết phù hợp.
Làm sao để hạ acid uric trong máu?
Để hạ acid uric trong máu, bạn cần kết hợp giữa việc:
- Giảm thiểu tối đa việc đưa nhân purin cho cơ thể: Kiêng những đồ giàu đạm như thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, thịt dê…), hải sản (tôm, cua, cá biển…), nội tạng động vật… kiêng rượu bia, một số loại rau đang phát triển nhanh như măng, nấm, giá đỗ… bạn cũng không nên ăn.
Không ăn thực phẩm giàu nhân purin
- Ngăn chặn nhân purin chuyển thành acid uric bằng cách ức chế enzym xanthin oxidase: Xanthine oxidase (XO) tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình chuyển hóa các protein nhân purin trong cơ thể thành acid uric. Các thuốc hạ acid uric tác động theo cơ chế này đó là febuxostat, allopurinol. Nhưng chúng lại gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, hại gan thận. Vì vậy, những thảo dược tự nhiên như hạt cần tây, quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn là lựa chọn tối ưu. Chúng cũng giúp ức chế enzym Xanthin oxidase, mang đến hiệu quả rất tốt mà lại an toàn, không gây tác dụng phụ.
Quả anh đào đen giúp ức chế enzym xanthin oxidase, giúp hạ acid uric hiệu quả
- Trung hòa acid uric trong máu: Dùng nước kiềm có pH = 8 được nhiều người bệnh gút áp dụng. Nước có tính kiềm cao sẽ giúp trung hòa acid uric trong máu. Khoa học hiện đại đã chứng minh hạt cần tây không chỉ giúp ức chế XO mà còn có tính kiềm, giúp trung hòa acid uric trong máu hiệu quả.
- Tăng thải acid uric qua đường niệu: Thận là cơ quan lọc và thải acid uric trong máu qua đường niệu. Dùng một số thảo dược có tác dụng lợi tiểu như bách xù, trạch tả, xa tiền tử (hạt mã đề), ngưu bàng tử sẽ giúp tăng thải acid uric trong máu qua đường thận. Ngoài ra, người bệnh cần kiêng rượu bia do ethanol trong rượu bia sẽ làm giảm khả năng thải acid uric qua nước tiểu.
Hiện nay, tất cả những thảo dược cho hiệu quả tốt nhất trong việc giúp hạ acid uric trong máu đều đã được kết hợp trong sản phẩm BoniGut + của Mỹ.
BoniGut + - Giúp hạ acid uric hiệu quả nhờ cơ chế toàn diện nhất
BoniGut + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có tác dụng giúp hạ acid uric trong máu, làm giãn và giảm cơn đau gút cấp hiệu quả. Tác dụng giúp hạ acid uric của BoniGut + thông qua ba cơ chế toàn diện nhờ các thảo dược tự nhiên:
- Ức chế hình thành acid uric nhờ ức chế enzyme xanthine oxidase: Quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn. Ba thảo dược này đều đã được chứng minh bằng các thử nghiệm lâm sàng. Như nghiên cứu của đại học y khoa Boston (Mỹ) thực hiện trên 634 bệnh nhân gút vào năm 2008. Nhóm dùng bột anh đào có 100% bệnh nhân hạ acid uric, trong đó 57% đã về ngưỡng bình thường sau thời gian thử nghiệm.
- Trung hòa acid uric trong máu nhờ chiết xuất hạt cần tây.
- Lợi tiểu, tăng thải acid uric trong máu qua đường niệu nhờ trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề.
Với việc tác động lên toàn bộ quá trình hình thành, đào thải acid uric, BoniGut + sẽ giúp hạ acid uric rõ rệt sau khoảng 3 tháng sử dụng đều đặn (với liều 4-6 viên/ngày).
Bên cạnh đó, BoniGut + còn được bổ sung các thảo dược giúp chống viêm, giảm đau là gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa. Các thảo dược này tác động theo nhiều cơ chế khác nhau như: Ức chế tổng hợp Prostaglandin, làm giảm nồng độ TNF – α và các cytokine gây viêm... Nhờ những thành phần này, BoniGut + sẽ giúp mức độ cơn gút cấp của bạn nhẹ nhàng hơn. Từ đó, giúp bạn nhanh hết đau hơn, thời gian dùng thuốc giảm đau cũng được giảm thiểu.
Với cơ chế toàn diện như trên, BoniGut + chính là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn cải thiện bệnh gút một cách tối ưu.
BoniGut + giúp hạ acid uric hiệu quả nhờ cơ chế toàn diện
Hiệu quả của BoniGut + còn được tối ưu hóa bởi công nghệ bào chế siêu nano Microfluidizer. Công nghệ này giúp các tinh chất thảo dược trong BoniGut + có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Nhờ đó, chúng dễ dàng được hấp thu vào cơ thể, sinh khả dụng có thể lên đến 100%. Nhờ đó, tác dụng thu được là tối ưu.
Có BoniGut +, acid uric của hàng vạn người được đưa về ngưỡng an toàn
Những phản hồi của người dùng BoniGut + ngay sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, rằng BoniGut + có tốt không. Từ đó có cho mình quyết định đúng đắn nhất.
Chú Nguyễn Quang Dũng, (ở số 120A, B5, TT Thanh Xuân Bắc, đường Nguyễn Quý Đức, Hà Nội, điện thoại: 0983.232.996)
Chú Nguyễn Quang Dũng
Chú Dũng chia sẻ: “Thời gian bị gút của chú đủ để một đứa trẻ lớn lên và tốt nghiệp đại học, những 23 năm rồi cơ. Chú uống thuốc tây thì bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Không dùng gì thì acid uric trong máu của chú cứ tăng lên từng ngày. Từ 600µmol/l lên đến 700µmol/l, có những thời điểm đo acid uric cao lên tận 800µmol/l. Những cơn đau cũng ngày càng dày, mỗi lần đau như có ai lấy búa đập vào chân chú vậy. Chú có dùng thử thuốc nam nhưng bệnh không đỡ mà còn có thêm mấy hạt tophi.”
“Được một người bạn giới thiệu, chú mới dùng thử BoniGut + của Mỹ. Ai ngờ, acid uric của chú giảm rõ rệt, các cơn đau đã giãn dần ra. Đến giờ, lần nào đi đo, acid uric của chú cũng trong ngưỡng an toàn, lần gần đây nhất là 395 µmol/l, chú không bị đau lại lần nào nữa”.
Anh Phạm Như Ngoạn, 46 tuổi, thôn Bình Khê, xã Ninh Nhất, tp.Ninh Bình, điện thoại: 0914.798.405
Anh Phạm Như Ngoạn, 46 tuổi
Anh Ngoạn chia sẻ: “Anh bị cơn gút cấp lần đầu tiên năm 2013, từ đó đến nay cơn đau gút cứ thi thoảng lại bùng phát. Lần nào cũng khiến anh vô cùng đau đớn. Acid uric trong máu thì tăng đến 500 µmol/l.”
“Từ ngày có BoniGut +, anh thấy bệnh của mình đã được cải thiện từng ngày. Đầu tiên là anh thấy dù vẫn bị đau nhưng cơn đau nhẹ nhàng hơn rất nhiều, không phải dùng nhiều thuốc giảm đau như trước. Số lần chúng xuất hiện cũng thưa hơn hẳn, dần dần thì không còn đau gì nữa. Tính ra đến nay cũng 4 năm rồi anh chưa bị đau lại lần nào. Acid uric trong máu thì luôn an toàn, gần đây anh đo là 385µmol/l. Tuyệt vời hơn nữa là anh không gặp bất kỳ tác dụng phụ gì, chức năng gan thận kiểm tra định kỳ đều tốt cả. Anh rất mừng và yên tâm khi sử dụng sản phẩm này.”
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết được những thông cơ bản về acid uric và việc xét nghiệm chỉ số này, đồng thời có cho mình giải pháp giúp hạ acid uric tối ưu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn sức khỏe.
XEM THÊM: