Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đi ngoài ngay sau ăn sáng là bệnh gì? Làm sao để khắc phục?

Thứ ba, 20-10-2020 13:36 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Đi ngoài ngay sau ăn sáng có thể là một phản xạ bình thường của hệ tiêu hóa. Thế nhưng, nếu bạn bạn đi ngoài nhiều lần, đi xong lại muốn đi tiếp, phân lỏng nát không thành khuôn… kèm theo đau bụng quặn thì đó là triệu chứng báo hiệu đường tiêu hóa đang gặp vấn đề bệnh lý. Vậy đó là triệu chứng của bệnh gì? Giải pháp nào là tối ưu? Câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất có trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc!

 

Đi ngoài ngay sau ăn sáng là bệnh gì?

Đi ngoài ngay sau ăn sáng là bệnh gì?

 

Đi ngoài ngay sau ăn sáng có thể là phản xạ bình thường của cơ thể

   Nếu bạn đi ngoài ngay sau ăn sáng và mỗi ngày chỉ đi một lần thì đó là hiện tượng bình thường. Bữa sáng cách bữa tối của bạn khoảng 12 giờ, trong thời gian đó, thức ăn được tiêu hóa và phân được hình thành trong đại tràng. Sau khi ăn sáng, một phản xạ sinh lý là phản xạ dạ dày - đại tràng (gastrocolic reflex) sẽ làm nhu động ruột của bạn tăng lên, đại tràng bắt đầu co bóp, từ đó phân được di chuyển về phía trực tràng và gây phản xạ buồn đi vệ sinh.

   Phản xạ dạ dày - đại tràng xảy ra sau mỗi bữa ăn của bạn và thường mạnh hơn sau bữa ăn sáng. Khi ăn, thức ăn sẽ khiến dạ dày căng ra, cơ thể bạn sẽ tiết ra một số hormone, hệ thống thần kinh trung ương, thần kinh ruột cũng tham gia khiến nhu động ruột co bóp và đẩy phân ra ngoài. Phản xạ này xuất hiện chỉ vài phút sau khi ăn, điều đó giải thích tại sao nhiều người muốn đi ngoài ngay sau ăn sáng. Đây là phản xạ bình thường của cơ thể để chuẩn bị chỗ cho lượng thức ăn của bữa sáng và các bữa tiếp theo, vì vậy bạn không cần quá lo lắng nếu mỗi ngày bạn chỉ đi ngoài một lần sau bữa sáng và không có triệu chứng bất thường gì khác.

 

Phản xạ dạ dày - đại tràng là nguyên nhân của hiện tượng đi ngoài ngay sau ăn sáng

Phản xạ dạ dày - đại tràng là nguyên nhân của hiện tượng đi ngoài ngay sau ăn sáng

 

Khi nào đi ngoài ngay sau ăn sáng là biểu hiện của tình trạng bệnh lý?

Tình trạng đi ngoài ngay sau ăn sáng của bạn sẽ là bất thường nếu chúng kèm theo một hoặc nhiều các biểu hiện sau đây:

- Phân lỏng, sống, nát, không thành khuôn, trong phân có lẫn bọt.

- Đau quặn bụng, vị trí đau không cố định mà có thể đau dọc theo khung đại tràng. Đau bụng không thuyên giảm sau khi đi vệ sinh.

- Đi ngoài xong lại muốn đi tiếp, đi không hết phân. Thậm chí khi đã hết phân trong ruột, bạn vẫn còn cảm giác muốn đi tiếp.

- Ngủ dậy đã đi vệ sinh rồi, ăn sáng xong lại muốn đi tiếp.

 - Nhiều khi, bạn lại bị táo bón xen lẫn tiêu chảy, phân lúc đầu táo nhưng sau đó lại lỏng, nát.

- Thường xuyên bị đầy bụng, chướng hơi, bụng ậm ạch và trung tiện nhiều.

- Một số trường hợp có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, nhức đầu, mất ngủ và bốc hỏa.

Nghiêm trọng hơn nữa, bạn có thể đi ngoài sau các bữa ăn khác, đặc biệt là khi uống rượu bia, cà phê hay đồ ăn cay nóng, dầu mỡ.

Khi có kèm theo một hoặc một số các triệu chứng như trên thì đó là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích (IBS).

 

 Đi ngoài ngay sau ăn sáng kèm đau bụng, tiêu chảy… là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

Đi ngoài ngay sau ăn sáng kèm đau bụng, tiêu chảy… là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

 

Đi ngoài bất thường ngay sau ăn sáng là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích (IBS)

   Ở người bình thường, sau khi ăn sáng xong nhu động ruột chỉ tăng nhẹ để đẩy phân ra ngoài. Nhưng ở người bệnh hội chứng ruột kích thích (IBS), phản ứng dạ dày - đại tràng cao hơn nhiều lần so với bình thường (gấp 3 lần). Điều đó khiến đại tràng co bóp quá mức gây hiện tượng đau bụng quặn.

   Không chỉ phân đã hình thành được tống ra ngoài mà cả những phân chưa thành khuôn, cùng với lượng thức ăn mới vào đại tràng chưa được tiêu hóa cũng bị tống ra ngoài. Điều đó giải thích cho hiện tượng phân lúc đầu bình thường, có khuôn nhưng sau đó phân lỏng, nát, sống, không thành khuôn. Khi bệnh nặng hơn, phân khi đi ngoài ngay sau ăn sáng lúc nào cũng lỏng, nát, không thành khuôn, thậm chí ăn gì đi nấy tức là ăn dưa hấu thì ra dưa hấu, ăn rau ra rau...

   Ngoài ra, ở bệnh nhân IBS, có những thời điểm nhu động ruột lại bị chậm bất thường khiến phân di chuyển chậm trong đại tràng, không được tống ra ngoài gây hiện tượng táo bón.

 

Đại tràng bị co thắt quá mức ở người bị hội chứng ruột kích thích

Đại tràng bị co thắt quá mức ở người bị hội chứng ruột kích thích

 

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích IBS là gì?

   Căng thẳng, stress kéo dài, tâm trạng thường xuyên bất an là nguyên nhân chính gây hội chứng ruột kích thích (IBS).

   Như đã trình bày ở phần trên, sự thay đổi nhu động ruột được tham ra bởi các yếu tố nội tiết, hệ thống thần kinh trung ương, thần kinh ruột và các tế bào của đường tiêu hóa. Trong đó, các yếu tố thần kinh đóng vai trò quyết định. Vì vậy, có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh gặp căng thẳng, stress. Nếu chỉ dùng các thuốc điều trị triệu chứng mà không giải quyết nguyên nhân này thì các triệu chứng sẽ tái đi tái lại và ngày càng nặng nề.

   Ngoài ra, ăn uống đồ kích thích sẽ gây tác động đến thần kinh ruột đang nhạy cảm, gây khởi phát và làm nặng thêm các triệu chứng bệnh. Vì vậy, khi người bệnh sử dụng rượu, bia, đồ uống có ga, có cafein hay đồ ăn cay nóng, đồ ăn khó tiêu, đồ dầu mỡ… các triệu chứng sẽ xuất hiện.

   Bên cạnh đó, sự rối loạn hệ vi sinh đường ruột cũng góp phần khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng ở người mắc hội chứng ruột kích thích có lượng lợi khuẩn LactobacillusBifidobacterium trong ruột thấp hơn trong khi đó các hại khuẩn như Streptococcus, E. coliClostridium cao hơn. Sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột sẽ khiến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của hội chứng ruột kích thích trở nên nặng nề hơn.

 

Điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) như thế nào?

   Để điều trị hội chứng ruột kích thích, việc quan trọng nhất cần làm đó là làm giảm sự nhạy cảm của hệ thần kinh ruột. Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm các lợi khuẩn cho đường ruột.

Làm giảm sự nhạy cảm quá mức của hệ thần kinh ruột

Để giảm thiểu được sự nhạy cảm của hệ thần kinh ruột, người bệnh cần tác động đồng thời:

- Giảm kích thích từ bên ngoài: Không uống đồ uống có cồn, gas, cafein, không ăn đồ cay nóng, khó tiêu.

- Tránh căng thẳng, stress: Tránh những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống và không nên quá lo lắng về bệnh. Người bệnh cần nắm được IBS là bệnh lý lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, không nguy hiểm đến tính mạng.

- Giải tỏa căng thẳng stress: Hoạt chất 5 - HTP chiết xuất từ một loài cây họ đậu đã được y học thế giới dùng để giúp cải thiện hiện tượng thần kinh ruột nhạy cảm quá mức trong hội chứng ruột kích thích. Khi vào cơ thể, 5-HTP sẽ tạo thành serotonin. Serotonin còn được gọi là hormone hạnh phúc, giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, stress, cải thiện tinh thần hiệu quả. Từ đó giúp giảm thiểu sự nhạy cảm quá mức của thần kinh ruột.

 

5-HTP giúp giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả

5-HTP giúp giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả

 

Bổ sung lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

Có hai nhóm lợi khuẩn cần được bổ sung là Lactobacillus Bifidobacterium Khi bổ sung hai nhóm lợi khuẩn này sẽ giúp:

  • Ức chế sự phát triển của hại khuẩn
  • Tăng cường chức năng hàng rào của hệ thống miễn dịch, bảo vệ niêm mạc đại tràng.
  • Giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn, tăng cường hấp thu dưỡng chất.
  • Giảm độ nhạy cảm của đại tràng.
  • Phân hủy độc tố từ thức ăn, tạo khuôn phân.

   Các tác dụng trên của Lactobacillus Bifidobacterium sẽ giúp hội chứng ruột kích thích được cải thiện tốt. Nghiên cứu trên 112 bệnh nhân IBS về tác dụng của Lactobacillus plantarum cho thấy: Các cơn đau quặn bụng và tình trạng đầy bụng, trung tiện được cải thiện tốt. Một nghiên cứu trên 40 bệnh nhân sử dụng các chủng Lactobacillus acidophilus cho thấy có sự cải thiện đáng kể về tình trạng đau bụng và căng thẳng.

   Vì vậy, khi bổ sung lợi khuẩn kết hợp với việc làm giảm sự nhạy cảm quá mức của thần kinh ruột, hội chứng ruột kích thích sẽ được cải thiện tốt. Từ đó, không chỉ tình trạng đi ngoài ngay sau ăn sáng được giải quyết mà những triệu chứng khác của bệnh như đau bụng, tiêu chảy… cũng được cải thiện tốt.

 

Bệnh nhân IBS nên bổ sung các lợi khuẩn để bệnh được cải thiện tốt

Bệnh nhân IBS nên bổ sung các lợi khuẩn để bệnh được cải thiện tốt

 

Sử dụng sản phẩm BoniBaio + - Hướng đi tốt nhất của bệnh nhân IBS

   BoniBaio + là bí quyết dành cho người hội chứng ruột kích thích đến từ Mỹ. Sản phẩm vừa giúp tác động trực tiếp lên nguyên nhân gây bệnh, vừa giúp làm giảm triệu chứng, vừa chăm sóc toàn diện sức khỏe đường ruột nhờ các thành phần:

- 5-HTP:  Giúp giải tỏa căng thẳng, stress, thư giãn thần kinh, từ đó giúp tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, cải thiện hiệu quả hội chứng ruột kích thích.

- 6 tỷ lợi khuẩn (Lactobacillus Acidophilus, Lactobacillus Plantarum, Lactobacillus Casei, Bifidobacterium Bifidum, Bifidobacterium Lactis, Bifidobacterium Longum): Giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, làm tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, hỗ trợ, tăng cường tác dụng cho 5 - HTP.

- Bạch truật, bạc hà và lá bài hương: Giúp giảm co thắt đại tràng, từ đó giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau quặn bụng và tiêu chảy cho người bệnh. Đặc biệt, bạch truật có tác dụng vượt trội trong việc giúp điều hòa nhu động ruột. Vì vậy, trong trường hợp người bệnh bị táo bón (giảm nhu động ruột), bạch truật sẽ giúp điều hòa, đưa nhu động ruột về bình thường, từ đó giúp giảm tình trạng táo bón hiệu quả.

- Các thành phần khác: Cung cấp chất xơ, giúp giảm táo bón (hạt thì là, inulin),  mát gan, trợ tiêu hóa (lô hội, L- arginine)... giúp chăm sóc toàn diện cho sức khỏe đại tràng và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

   Với các thành phần trên, BoniBaio + chính là giải pháp hoàn hảo nhất dành cho những người gặp hội chứng ruột kích thích, giúp cải thiện bệnh một cách hiệu quả và an toàn nhất.

 

Các thành phần trong BoniBaio +

Các thành phần trong BoniBaio +

 

   Không chỉ có công thức toàn diện, các thành phần của BoniBaio + còn được tối ưu hóa tác dụng nhờ công nghệ bào chế Microfluidizer. Công nghệ Microfluidizer giúp các thành phần của BoniBaio + được hấp thu tốt (sinh khả dụng có thể lên tới 100%) nhờ việc tạo nên các phân tử có kích thước nano (<70nm). Nhờ vậy, các thành phần trong BoniBaio + được phát huy tối đa, hiệu quả thu được là cao nhất.

 

BoniBaio + đã trở thành cứu tinh cho hàng vạn bệnh nhân IBS

   Trong khi không ít người đang bị hành hạ hằng ngày vì chứng đi ngoài ngay sau ăn sáng kèm đau bụng, tiêu chảy… thì có hàng vạn người đã ăn uống thoải mái, không còn lo về các triệu chứng của bệnh.

Bác Nguyễn Trọng Hải (65 tuổi, khu Thị An, thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, Thái Bình, điện thoại: 0983.131.548)

 

Bác Nguyễn Trọng Hải

Bác Nguyễn Trọng Hải

 

Bác Hải chia sẻ: “Bác bị cả hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng mãn tính. Ngày nào cũng vậy, bác bị đi ngoài ngay sau khi ăn sáng, kèm theo đau bụng dữ dội rồi nổi cục cuồn cuộn lên, phân thì lỏng, nát, nhiều khi còn ra nguyên cả cọng rau ấy, sợ lắm. Rồi các bữa sau, cứ hễ ăn cái gì vào bác cũng bị đau bụng đi ngoài, tính ra cũng đến 6-7 lần một ngày. Dù dùng nhiều thuốc rồi nhưng các triệu chứng cứ tái đi tái lại, khổ lắm”.

“Sau ngần ấy năm, cuối cùng bác cũng tìm ra được giải pháp cho mình đó là sản phẩm BoniBaio + của Mỹ.  Bác dùng BoniBaio + với liều 4 viên/ngày thì chỉ sau 2 lọ là phân đã thành khuôn rồi. Tình trạng cứ tốt lên từng ngày, sau 3 tháng thì cả ngày bác chỉ đi ngoài có 1 lần thôi, không gặp tình trạng cứ ăn sáng là đi ngoài nữa. Mà đi ngoài bụng êm lắm, phân cũng thành khuôn rất đẹp. Bác sĩ cũng bảo thế là về bình thường rồi, còn khuyên bác tiếp tục dùng BoniBaio + vì sản phẩm này còn giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, vì thế mà bác dùng liên tục đến giờ. Dùng BoniBaio + bác yên tâm lắm, ăn uống cũng thoải mái, không lo lắng gì cả.”

 

   Bác Trần Thị Liên (70 tuổi). Địa chỉ: Thôn Ái Quốc, xã Đình Chu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0388.024.919.

 

Bác Trần Thị Liên (70 tuổi)

Bác Trần Thị Liên (70 tuổi)

 

    “Bác bị hội chứng ruột kích thích cũng ngót nghét 30 năm rồi. Bác bị đi ngoài ngay sau khi ăn sáng và không những bữa sáng mà bất kỳ bữa nào khác cũng thế, cứ ăn là lại đi, mỗi ngày bác phải ra vào nhà vệ sinh không biết bao nhiêu lần. Bụng thì lúc nào cũng ọc ạch, phân chưa bao giờ thành khuôn cả, lúc nào cũng lỏng, nát. Nhưng từ khi sử dụng BoniBaio +, cuộc sống của bác thay đổi hẳn. Sau 1 tháng uống BoniBaio + với liều 4 viên/ngày, các cơn đau quặn bụng, đầy hơi, chướng bụng đã không còn nữa, bác chỉ đi vệ sinh 1 lần vào buổi sáng, phân cũng thành khuôn như bình thường rồi. Bác mừng lắm!”

   Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng đi ngoài ngay sau ăn sáng. Đó là biểu hiện bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích IBS. Với thành phần toàn diện, tác động trực tiếp vào nguyên nhân, BoniBaio + chính là giải pháp toàn diện trong trường hợp bạn bị IBS. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mời quý độc giả liên hệ 18001044. Xin cảm ơn!

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniBaio+

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc