Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Người bệnh gút hạn chế ăn gì? Giải pháp tối ưu cho người bệnh gút

Thứ sáu, 09-10-2020 14:52 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện bệnh gút. Vậy “Người bệnh gút hạn chế ăn gì? Giải pháp nào là tối ưu cho người bệnh gút?” . Mời quý bạn đọc cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây:

 

Bệnh gút là gì?

   Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là nồng độ acid uric trong máu tăng cao, vượt quá ngưỡng bình thường, gây lắng đọng các tinh thể urat tại các ổ khớp và gây viêm.

   Bệnh có triệu chứng điển hình là các cơn đau gút cấp, xuất hiện đột ngột, hay xảy ra vào ban đêm gần sáng với các biểu hiện: Sưng tấy, nóng đỏ, đau dữ dội ở các khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể gặp phải các khớp ở chân khác (đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay).

 

Triệu chứng sưng tấy, nóng đỏ, đau dữ dội ở các khớp

Triệu chứng sưng tấy, nóng đỏ, đau dữ dội ở các khớp

 

Bệnh gút có nguy hiểm không?

   Bệnh gút không chỉ gây ra nhiều triệu chứng đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.

    Dưới đây là những biến chứng thường gặp nhất của bệnh gút:

  • Tổn thương và biến dạng khớp: Khi bệnh gút chuyển sang giai đoạn mãn tính, tình trạng sưng, viêm ở các khớp xảy ra thường xuyên cùng với sự hình thành của các hạt tophi có thể dẫn đến tổn thương, biến dạng và cứng khớp. Trong những trường hợp xấu nhất bệnh nhân có thể cần phẫu thuật để khắc phục tổn thương hoặc thay thế khớp.
  • Mắc các bệnh lý về thận: Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới khớp xương, bệnh gút còn làm tổn thương thận, chủ yếu là viêm ở khe thận, cầu thận. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao khi được đào thải qua đường nước tiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Đôi khi, nhiều bệnh nhân không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút khiến các bệnh lý ở thận tiến triển trầm trọng hơn, thậm chí gây suy thận.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến: Các tinh thể urat còn có thể lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây tổn thương hệ mạch, làm giảm lưu thông máu, tổn thương van tim, tích tụ ở mạch máu não làm tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến. 

   Chính vì những nguy hiểm đó, chúng ta cần sớm có những biện pháp ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh gút để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Biện pháp đầu tiên là xây dựng và thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

    Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bất cứ tình trạng bệnh lý nào. Đối với bệnh gút, ngoài những thực phẩm tốt cho bệnh còn có nhiều loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu xem người bệnh gút nên ăn gì và hạn chế ăn gì cũng như có chế độ sinh hoạt thế nào trong phần tiếp theo của bài viết nhé.

 

Bệnh gút hạn chế ăn gì?

Bệnh nhân mắc bệnh gút nên hạn chế các loại thực phẩm sau đây:

  • Những thực phẩm giàu đạm có gốc purin: Hải sản, các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt chó, thịt bò, thịt dê,…; phủ tạng động vật như lòng, tim, gan, thận, óc,… Bởi vì những loại thực phẩm này sẽ làm tăng acid uric máu, từ đó làm tăng tần suất các cơn gút cấp và khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

 

Người bệnh gút nên hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu đạm

Người bệnh gút nên hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu đạm

 

  • Thực phẩm nhiều chất béo: Một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ bị mắc bệnh gút là do thể trạng thừa cân, béo phì. Vì thế, để tránh trường hợp tăng cân, tạo thêm áp lực lên các khớp xương đã tổn thương, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất béo. 

 

Người bệnh gút nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo

Người bệnh gút nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất béo

 

  • Một số loại rau có hàm lượng protein thực vật rất cao: Măng tây, rau chân vịt, nấm, giá đỗ… vì chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gút.

 

Người bị bệnh gút cần hạn chế ăn giá đỗ

Người bị bệnh gút cần hạn chế ăn giá đỗ

 

  • Thực phẩm nhiều đường: Bánh quy, bánh ngọt, chè,… Vì những loại thực phẩm này sẽ gây cản trở việc hấp thu canxi của cơ thể, từ đó khiến hệ cơ xương khớp đã tổn thương lại càng yếu đi.

 

Người bị bệnh gút cần hạn chế ăn các loại bánh ngọt

Người bị bệnh gút cần hạn chế ăn các loại bánh ngọt

 

  • Đồ uống chứa chất kích thích: Rượu bia, các loại đồ uống có cồn, nước ngọt, cà phê, trà đậm đặc và thuốc lá…. Việc sử dụng các loại đồ uống này không chỉ làm tăng nồng độ acid uric máu mà nó còn làm giảm bài tiết acid uric qua nước tiểu, làm tăng nguy cơ bùng phát các cơn gút cấp.

 

Uống nhiều rượu bia làm tăng tần suất cơn gút cấp

Uống nhiều rượu bia làm tăng tần suất cơn gút cấp

 

Bệnh gút nên ăn gì?

Bên cạnh việc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nói trên, bệnh nhân bị gút cũng nên bổ sung một số loại thực phẩm sau đây trong chế độ ăn hàng ngày:

  • Trái cây, rau củ: Hầu hết các loại trái cây, rau củ đều tốt cho người bị gút; ví dụ như: Súp lơ, cải bắp, cải xanh, dưa hấu, lê, táo, dứa, dưa leo, bưởi… Cherry còn được chứng minh có tác dụng kháng viêm và giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện các cơn gút cấp.

 

Trái cây, rau củ tốt cho người bệnh gút

Trái cây, rau củ tốt cho người bệnh gút

 

  • Các loại thịt trắng chứa ít nhân purin: Thịt cá, ức gà, thịt nạc heo… Những loại thịt này vẫn đáp ứng đủ lượng protein cho cơ thể nhưng lại chứa ít đạm và nhân purin. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên sử dụng quá nhiều vì chúng vẫn chứa một hàm lượng nhân purin nhất định.

Ngoài ra, người bệnh gút nên uống đủ nước 2,5-3 lít nước mỗi ngày giúp đào thải acid uric qua đường tiểu.

 

Bệnh nhân bị gút nên uống từ 2,5 - 3L nước/ ngày

Bệnh nhân bị gút nên uống từ 2,5 - 3L nước/ ngày

 

Bệnh gút nên có chế độ sinh hoạt như thế nào?

   Bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn khoa học, việc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học cũng góp phần cải thiện bệnh gút một cách hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

  • Luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng, vừa sức. Đồng thời cần hạn chế những môn thể thao có cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột.
  • Nên làm việc vừa phải, hạn chế căng thẳng và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Kiểm soát cân nặng bằng cách kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể để duy trì cân nặng là một biện pháp tốt giúp hạ acid uric trong máu, đồng thời giảm sức nặng của cơ thể lên các khớp.

   Hiện nay, để đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh gút, bên cạnh việc thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân để chỉ định áp dụng một số phương pháp điều trị sau:

 

Các phương pháp điều trị bệnh gút phổ biến hiện nay

Sử dụng thuốc tây y

   Tùy thuộc mức độ bệnh của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh gút bao gồm: Thuốc điều trị viêm khớp (Colchicin, Indomethacin, Naproxen,...), thuốc tăng đào thải acid uric niệu (ví dụ như probenecid), thuốc giảm tổng hợp acid uric (allopurinol)...

   Việc sử dụng các thuốc tây y sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh gút. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài thì thuốc tây dễ gây ra nhiều tác dụng phụ trên gan thận, tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.

Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi

   Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bệnh gút kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tophi hoặc hạt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ.

   Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như gây đau đớn kéo dài, vết thương lâu lành, nếu không kiêng cữ tốt sẽ dễ bị nhiễm trùng, sưng tấy, lở loét,...đặc biệt phẫu thuật hạt tophi xong thì hạt tophi sẽ lại tiếp tục mọc nếu không kiểm soát hiệu quả acid uric máu.

   Như vậy, chúng ta thấy rằng những phương pháp trên đây đều tiềm ẩn nhiều tác động xấu đến sức khỏe bệnh nhân. Vì vậy, các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm BoniGut + có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên rất an toàn, vừa giúp hạ acid uric trong máu, vừa giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Từ đó giúp cải thiện bệnh gút một cách toàn diện nhất.

  

BoniGut + - Giải pháp hoàn hảo cho người bệnh gút

 

   Hình ảnh sản phẩm BoniGut +

 Hình ảnh sản phẩm BoniGut +

 

   BoniGut + là sản phẩm có thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng. Đồng thời, BoniGut + còn có công thức toàn diện với sự kết hợp của nhiều loại thảo dược quý, được chia thành từng nhóm tác dụng như sau:

Nhóm thành phần giúp hạ acid uric máu:

- Quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn: Các thảo dược này có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase - enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric, từ đó giúp ức chế hình thành acid uric trong máu. Đồng thời, quả anh đào đen và hạt cần tây chứa hàm lượng lớn kali, có tính kiềm nên có tác dụng trung hòa acid uric trong máu.

- Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử: Nhóm thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, từ đó giúp tăng đào thải acid uric ra khỏi đường nước tiểu.

Nhóm thành phần giúp giảm đau, chống viêm:

   BoniGut + có chứa các thảo dược như lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa, quả anh đào đen, hạt cần tây… giúp chống viêm, giảm đau theo nhiều cơ chế khác nhau, cải thiện các triệu chứng khó chịu, đau đớn trong các cơn đau gút cấp hiệu quả.

Nhóm chống oxy hóa, giúp bảo vệ các khớp khỏi các gốc tự do có hại:

- Quả anh đào đen chứa hoạt chất Anthocyanin, đây là chất chống oxy hoá rất mạnh, gấp 50 lần vitamin C và 20 lần vitamin E.

- Hạt cần tây chứa phenol và các hợp chất chống oxy hóa khác như acid caffeic, acid p-coumaric, acid ferulic, apigenin, tannin, saponin, kaempferol,… giúp loại bỏ các gốc tự do, bảo vệ các khớp xương khỏi gốc tự do có hại.

- Ngưu bàng tử chứa dẫn chất acid caffeoylquinic là chất chống oxy hóa rất mạnh.

- Cây tầm ma có tác dụng chống oxy hóa tốt tương đương với butylated hydroxyanisole, butylated hydroxytoluene, quercetin, a-tocoferol

Nhóm giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang và sức khỏe đường tiết niệu:

Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi đã chỉ rõ:

  • Trạch tả có tác dụng làm tăng cường chức năng của thận, bàng quang và sức khỏe đường tiết niệu.
  • Hạt mã đề có tác dụng lợi tiểu, cải thiện nhiễm trùng đường tiết niệu cấp, làm giảm chứng tiểu dắt,...

 

Thành phần ưu việt của BoniGut +

Thành phần ưu việt của BoniGut +

 

Ngoài thành phần ưu việt kể trên, BoniGut + còn được sản xuất bằng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới - Microfluidizer. Công nghệ này giúp các phân tử hạt trong viên uống BoniGut + có kích thước siêu nano, từ đó giúp cơ thể hấp thu nhanh và đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.

 

Phản hồi của khách hàng sử dụng BoniGut +

   Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniGut + đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của rất nhiều bệnh nhân gút trên toàn quốc. Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniGut +:

Chú Phạm Văn Công (46 tuổi) ở thôn Xích Thổ, xã Hồng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, số điện thoại: 0389044939.

 

 Chú Phạm Văn Công, 46 tuổi

Chú Phạm Văn Công, 46 tuổi

 

Chú Công chia sẻ: “Chú phát hiện bị gút năm 2013, lúc đó nồng độ acid uric máu của chú rất cao khoảng 715 μmol/l. Những lúc lên cơn đau gút cấp, chú đau đớn đến mức không thể đi lại được. Chú có uống colchicin thì có giảm đau nhưng lại bị tiêu chảy khủng khiếp. Dù đã kiêng khem theo lời khuyên của bác sĩ nhưng các cơn gút cấp vẫn tái phát liên tục khiến chú vô cùng khổ sở.”

 “Sau đó, chú may mắn biết đến sản phẩm BoniGut + của Mỹ nên đã mua về dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Trong 2 tháng đầu, chú chỉ bị đau duy nhất 1 lần thôi, cơn đau cũng nhẹ hơn trước nhiều. Sau 4 tháng kiên trì sử dụng BoniGut + thì nồng độ acid uric máu giảm chỉ còn 345 μmol/l. Chú cũng ăn uống thoải mái hơn, không cần kiêng khem khổ sở như trước nữa. BoniGut + hiệu quả thật!”

 

Chú Dương Văn Thắng, 65 tuổi ở xóm Trại Han, xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, điện thoại: 0373.755.683

 

 Chú Dương Văn Thắng, 65 tuổi

Chú Dương Văn Thắng, 65 tuổi

 

“Lúc chú phát hiện ra mình bị bệnh gút thì chỉ số acid uric máu đã lên tới 620 μmol/l. Bác sĩ có kê cho chú dùng colchicin nhưng chú vẫn bị đau liên tục, tháng nào cũng bị đau và kéo dài 1 tuần mới hết. Vài tháng sau. hạt tophi bắt đầu mọc lung tung, ở cả 2 ngón tay trỏ, ngón út bàn tay phải, ngón bàn chân phải, chỉ cần đi một bước là cảm thấy đau buốt không thể chịu đựng được.”

“Mọi chuyện đã khác hẳn khi chú dùng BoniGut + của Mỹ. Từ khi sử dụng BoniGut +, 1 năm nay chú chưa bị đau lại một lần nào, hạt tophi cũng co nhỏ dần, chú đi lại dễ dàng hơn. Từ ngày có BoniGut +, chú  chẳng còn phải lo lắng về căn bệnh gút của mình nữa, chú hài lòng lắm!"

   Hy vọng những thông tin từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc trả lời được câu hỏi: “Bệnh gút hạn chế ăn gì?” và tìm ra cho mình biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng bệnh lý này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc